- Xóm 5, Đọi Tam, Tiên Sơn, Duy Tiên, Hà Nam
- 0355510110
Ofuro (お風呂) tiếng Nhật nghĩa là bồn tắm, có thể hiểu đơn giản Ofuro là ngâm mình trong bồn tắm. Phong tục tắm bồn Ofuro của người Nhật đã có từ rất lâu đời.
Người Nhật rất thích được ngâm mình trong bồn tắm làm bằng gỗ mỗi ngày, đó là thời gian họ thư giãn sau một ngày làm việc mệt nhọc. Bởi vậy, mỗi gia đình ở Nhật đều có 1 bồn tắm Ofuro dù là nhà nhỏ đến đâu.
Đối với người Nhật, tắm rửa đã vượt qua khuôn khổ của việc làm sạch cơ thể, nó còn là cả một nét văn hóa. Cùng Bồn tắm gỗ Thái Bảo khám phá nét độc đáo trong văn hóa tắm bồn của người Nhật nhé!
Theo truyền thống của Nhật, nước nóng để tắm Ofuro phải được giữ qua đêm và nước sẽ được thay vào ngày hôm sau. Tắm bồn của người Nhật đặc biệt ở chỗ lần lượt từng thành viên trong gia đình dùng chung nước tắm. Người chủ gia đình thường sẽ tắm đầu tiên, cuối cùng sẽ là người nhỏ tuổi nhất trong nhà.
Nước trong bồn không được phép thay cho đến khi người cuối cùng trong gia đình ngâm mình xong. Vì vậy, bắt buộc các thành viên phải tắm rửa sạch sẽ với xà phòng, sau đó rửa sạch hết xà phòng trên người mới được bước vào ngâm mình trong bồn.
Nước trong các bồn tắm gỗ tròn phải được canh chuẩn để luôn giữ nhiệt độ trong khoảng 38-42OC. Thời xưa, người phụ nữ Nhật phải liên tục chất củi vào lò để giữ được độ nóng nhất định, điều này phụ thuộc vào sự đảm đang và khéo léo của người phụ nữ Nhật. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, mọi người có thể tự điều chỉnh nhiệt độ phù hợp vì đã có máy nước nóng lạnh.
Trên thế giới, có rất nhiều nước sử dụng bồn tắm làm từ gỗ để tắm và ngâm mình. Nhưng cách tắm nước nóng Ofuro giống như người Nhật thì hầu như không có.
Một điểm thú vị cần khám phá nữa chính là thiết kế của bồn tắm Ofuro. Khác với các nước phương Tây, bồn tắm của Nhật được thiết kế sâu hơn, chiều sâu bồn khoảng 0,6m. Thành bồn không được vát hay mài tròn mà được vát vuông cạnh xung quanh thành như khối hình chữ nhật.
Furo ngày xưa thường được ghép lại từ những mảnh gỗ hinoki dài, nhờ các đai tròn bên ngoài giúp các mảnh gỗ khít lại, nước không chảy ra được. Ngoài loại gỗ hinoki, các gia đình ở Nhật còn sử dụng loại bồn tắm gỗ thông.
Vì thiết kế của bồn tắm gỗ kiểu Nhật cao nên rất khó để ngồi xuống mà không bị ngập nước. Chính vì vậy, người Nhật thiết kế thừa ra một phần gỗ bên trong bồn để làm chỗ ngồi thoải mái cho người sử dụng. Với thiết kế như vậy, người tắm trước sẽ hạn chế được nước tràn ra ngoài và tiết kiệm nước để đủ cho người tắm sau.
Ngoài ra, để phục vụ cho việc tắm Ofuro, người Nhật còn thiết kế thêm những vật dụng khác từ gỗ hinoki hoặc gỗ thông như: gáo nước, ghế ngồi để kì cọ thân thể.
Ngày nay, do quy định nghiêm ngặt về vấn đề vệ sinh và sức khỏe nên rất ít gia đình ở Nhật còn giữ được phong tục “tắm chung” này.
Ofuro ngày xưa hầu hết được làm bằng gỗ Hinoki (cây bách Nhật) rất bền và chắc, nhưng hiện nay, không còn mấy gia đình dùng gỗ hinoki để làm bồn tắm nữa. Một phần vì gỗ Hinoki có giá thành rất đắt mà chỉ nhà giàu mới mua được, phần vì thời nay có rất nhiều chất liệu để sản xuất bồn tắm như: bồn tắm gỗ Pơmu, bồn tắm acrylic, bồn tắm gỗ sồi, bồn tắm bằng đá,… Điều này mang lại nhiều sự lựa chọn về chất liệu bồn tắm cho những gia đình Nhật còn giữ được nét văn hóa độc đáo này.
Vì người Nhật thích ngâm mình trong bồn nước nóng, nên khi đi du lịch họ sẽ thường lựa chọn những khách sạn, resort hoặc nơi lưu trú có bồn tắm theo phong cách Nhật.
Nếu bạn đang kinh doanh dịch vụ lưu trú tại Việt Nam và hướng đến đối tượng khách hàng Nhật thì hãy nghĩ đến việc đặt thêm những chiếc bồn tắm kiểu Nhật để có thể phục vụ không chỉ là khách du lịch đến từ Nhật mà có thể phục vụ mọi đối tượng khách hàng có nhu cầu trải nghiệm văn hóa tắm Ofuro của Nhật.